Tìm Hiểu Vài Nét Về Dân Tộc Thái, Cho Thuê Trang Phục Dân Tộc Thái Truyền Thống.
Thái Đen và Thái Trắng Khác Nhau Như Thế Nào.
Điện Biên diễn ra Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019 nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Thái trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước. Tại Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, cộng đồng dân tộc Thái chủ yếu thuộc 2 nhóm ngành là: Thái Đen và Thái Trắng. Đặc điểm nhận dạng dân tộc Thái Trắng và Thái Đen ở miền Tây Bắc chủ yếu ở trang phục của phụ nữ.
Phụ nữ Thái Trắng mặc áo có cổ hình chữ V ở phía trước và không búi tóc (Tẳng Cẩu) khi lấy chồng. Phụ nữ Thái Đen mặc áo cổ cao, khăn đội đầu trang trí công phu hơn (khăn Piêu) và Tẳng Cẩu khi lập gia đình.
Trong 19 dân tộc tại Điện Biên, dân tộc Thái chiếm khoảng 38% với nhiều nét văn hóa đặc sắc từ tín ngưỡng, cấu trúc xã hội, kiến trúc, ẩm thực, văn hóa dân gian, chữ viết…
Về kiến trúc, người Thái ở nhà sàn và thường chọn vị trí cao ráo, thoáng mát, tựa lưng vào núi để làm nhà và phải gần nguồn nước.
Trong thiết kế, xây dựng nhà sàn truyền thống, theo quan niệm số lẻ tượng trưng cho sự vận động phát triển đi lên, còn số chẵn tượng trưng cho sự tĩnh tại, người Thái cố tình tạo ra những số lẻ với mong ước về một cuộc sống có nhiều điều may mắn, tốt đẹp. Số bậc trên chiếc cầu thang nhà sàn thường là 5 bậc, 7 bậc, 9 bậc; cửa sổ và cửa đi lại bao giờ cũng là 5 hoặc 7.
Gia đình là hạt nhân của xã hội, do đó ở các thôn, bản, các gia đình luôn sống gần nhau. Trong cuộc sống, người Thái đặc biệt lịch sự, lễ phép và rất hiếu khách, trẻ em luôn được dạy dỗ phải kính trọng những người bậc trên.
Tại Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, địa phương có diện tích rất nhỏ được ví von với câu nói “Thị xã hẹp trong một tầm tiếng gọi” được xem là thủ phủ của người Thái Trắng tại Điện Biên. Nơi đây người dân còn sử dụng đá đen Granite để lợp mái nhà sàn. Một ngôi nhà sàn 5 gian sẽ cần khoảng 4.000 viên đá loại này.
Thị xã Mường Lay – thị xã hẹp trong một tầm tiếng gọi, hiện người dân vẫn giữ được nét văn hóa đặc sắc này với hàng trăm ngôi nhà sàn lợp đá đen đều tăm tắp 2 bên bờ sông Đà.
Về kinh tế nông nghiệp, người Thái gắn bó với ruộng nước, trong đó Gạo Nếp là thức ăn chủ đạo hay được dùng để làm các món Xôi.
Nhiều nơi cao, dốc, người dân sử dụng Cọn nước để dẫn nước tưới vào đồng ruộng.
Khi còn trẻ, phụ nữ đã học cách dệt và thiêu, thậm chí họ còn chuẩn bị những bộ chăn, gối để làm của hồi môn.
Túi đeo vai của người Thái Trắng khác với Thái Đen, nó được làm bằng cốt tông trắng và pha lẫn những đường kẻ xọc màu tối.
Người Thái có ngôn ngữ và văn tự riêng. Các nhà dân tộc học hiện nay đã xếp tộc người này vào nhóm nói tiếng Thái ngữ hệ Nam Thái (Austro Thái) tức Thái Ka-đai. Trong ảnh nghệ nhân ưu tú Lương Thị Đại, Nghệ nhân loại hình Tiếng nói, chữ viết, Tập quán, xã hội và tín ngưỡng của tỉnh Điện Biên đang biên dịch lại chữ Thái cổ.
Nhắc đến người Thái không thể không nhắc đến những nét đặc trưng trong phong cách ẩm thực. Người Thái thích những món ăn đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của các món nướng.
Thịt trâu gác bếp, cá nướng (Pa Pỉnh Tộp), thịt nướng, xôi… là những món ăn đặc trưng khi đến thăm các gia đình người Thái ở Tây Bắc.
Ngoài ra, trong ẩm thực người Thái Tây Bắc còn có món nộm rất đặc sắc được làm từ ngọn, hoa của cây Ban.
Đây cũng là loài hoa gắn với câu chuyện tình yêu đẹp giữa chàng Khum – nàng Ban, thể hiện vẻ đẹp trinh trắng chung thủy của người con gái Thái.
Văn hóa dân gian của người Thái có nhiều nét đặc sắc thể hiện ở các câu truyện dân gian, truyện thơ, các điệu múa (Xe) như: múa xòe, múa sạp, múa nón, múa khăn, múa chai… Hiện nay "Nghệ thuật xòe Thái" đang được tỉnh Điện Biên đệ trình UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Một trong những di sản đặc biệt được người Thái trắng tỉnh Điện Biên trao truyền đến nay là Lễ Kin Pang Then, tại bản Na Nát, phường Na Lay, thị xã Mường Lay. “Kin” có nghĩa là ăn, ăn mừng; “Pang” là lễ, người dự lễ; “Then” là chỉ các vị thần linh ở Mường Trời. Trong ảnh một nghi thức của lễ Kin Pang Then.
Lễ cúng đặt tên cho trẻ mới sinh của người Thái đen.
“Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước”, người Thái Trắng ở Mường Lay hiện vẫn tổ chức lễ hội đua thuyền đuôi én trong dịp đầu xuân năm mới mô phỏng lại cuộc sống mưu sinh, chế ngự sự khắc nghiệt của dòng Đà giang hung dữ từ xưa đến nay.
Mặc dù có những đặc trưng cơ bản của người Thái ở miền Tây Bắc, nhưng vẫn có hai ngành: Thái Trằng và Thái Đen. Đó là một đặc điểm cần chú ý khi nghiên cứu về họ.
Thái Trắng có thể chia làm hai nhóm địa phương (gruope locale). Nhóm thứ nhất cư trú ở phía bắc trong các huyện Mường Lay, Mường Tè, Phong Thổ, một phần ở Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Sìn Hồ, Tủa Chùa và xã Ngọc Chiến thuộc Mường La. Về đại thể, nhóm này có những đặc trưng văn hóa của một nhóm địa phương thống nhất như: cùng một vùng thổ ngữ (trong phương ngôn Tây Bắc); cùng một loại hình sinh hoạt phong tục tập quán, văn học, nghệ thuật dân gian, tôn giáo,… Nhóm thứ hai phân bố ở phía nam trong các huyện Mộc Châu, Phù Yên và một phần Văn Chấn. Nhóm này do ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa khác nhau, nên chỉ có thể thống nhất trên những nét đại thể như: cùng chung về một câu chuyện kể về nguồn gốc và sự thiên di, cùng một phong tục tập quán, một loại hình văn học, nghệ thuật dân gian. Riêng về ngôn ngữ, có hai vùng thổ ngữ: Mộc Châu, Phù Yên (trong phương ngôn Thái Tây Bắc).
Những đặc trưng cơ bản của người Thái Việt Nam
Thái Đen có những đặc trưng của một nhóm địa phương tương đối thuần nhất. Cư dân Thái Đen hiện nay phân bố ở các huyện Văn Chấn (chủ yếu tập trung ở cánh đồng vùng lòng chảo Mường Lò, Than Uyên (chủ yếu tập trung ở cánh đồng Mường Than), Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Tuần Giáo, Điện Biên (chủ yếu tập trung ở vùng lòng chảo Mường Thanh). Ngoài ra còn một phần phân bố ở các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Quỳnh Nhai).
Một nhóm Thái Đen có hơi khác một số điểm về tập quán và thổ ngữ hiện nay cư trú ở huyện Yên Châu, nên thường gọi là Thái Yên Châu.
Sự phân chia thành hai ngành Thái Trắng và Thái Đen ở miền Tây Bắc hiện nay là kết quả của một quá trình thiên di, xáo động, trên những diễn biến lịch sử lâu dài và phức tạp. Song, cho dù hiện nay có hai ngành Thái, chẳng qua cũng là do sự chuyển hóa từ một nhóm Thái (Tày) cổ xưa nhất mà thiên di đi một người một ngả. Rồi trên địa vực cư trú mới của mình từng nhóm một tiếp xúc với điều kiện tự nhiên và đặc biệt chịu ảnh hưởng của các dân tộc xunh quanh để rồi xa dần cái nguyên gốc của mình. Và cũng từ đó xuất hiện những nhóm Thái ở mỗi một địa phương khác nhau.
Ở người Thái hiện nay, vấn đề chia thành hai ngành trắng, đen chưa có một lý giải nào có thể chấp nhận được một cách đúng với lịch sử nhất. Có người cho rằng vì ăn vận đen, chắt khít đen; và ngược lại, Thái Trắng và ăn vận trắng, chít khăn trắng. Thế thì tại sao lại ăn vận khác nhau như vậy? Và hơn nữa, Thái Trắng cũng có nơi khi thờ cúng tổ tiên lại ăn vận đồ đen? Lại có những ý kiến cho rằng Thái Trắng có nước da trắng hơn Thái Đen. Điều này càng không đủ căn cứ, vì: một là, cho đến nay chưa có một tài liệu nhân chủng học nào xác minh; hai là, cho dù khoa nhân chủng có xác minh và thừa nhận điều đó có thực đi nữa, cũng vấn là cách giải thích có tính chất sinh vật, trong khi khái niệm về sự phân chia hai ngành trắng, đen lại hoàn toàn thuộc về lĩnh vực xã hội mà đến nay vẫn chưa giải đáp được thỏa đáng.
Vấn đề này, hiện nay chưa đủ tư liệu để có thể đi đến khẳng định được nhiều mong muốn tím ra. Ở đây chỉ xin dẫn một số tư liệu đã thu thập và mong rằng những tư liệu này có thể có tác dụng gợi ý. Hoặc cũng có thể qua các tư liệu này mà làm sáng tỏ phần nào về một giai đoạn lịch sử sớm hơn thời kỳ thiên di của người Thái vào miền Tây Bắc nước ta hiện nay.
#chothuedodantocthaitruyenthong
Có thể thấy sự xuất hiện đen, trắng để chỉ các tộc người cư trú ở miền Vân Nam trong các thư tịch cổ Trung Quốc như Man thư Tân đường thư,… Vào thời Lưu Tống (Thế kỷ V Công nguyên) đã có tên Ô Man đông Thoán (người Man đen ở phía đông đất Thoán) hay còn gọi là người Di; Bạch Man tây Thoán (người Man trắng ở phía Tây đất Thoán) hay còn gọi là Bạch, Bặc(1).
Giới sử học Trung Quốc sau khi nghiên cứu về người Di, Bạch hiện có mặt ở tỉnh Vân Nam đã đi đến kết luận đó là chủ nhân ông của nước Nam Chiếu. Chủ nhân ông của nước này là cư dân nói tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến(2).
Ở Tây Bắc, những dân tộc nói tiếng Tạng – Miến gồm có người Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La, Lô Lô, Phù Lá (Bồ Khô Pạ).
Người Hà Nhì hiện nay cư trú ở phía bắc các huyện Mường Tè, Phong Thổ, với số dân khoảng trên dưới 5.000 người. Người La Hủ cư trú ở các xã Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Can Hồ và vùng Hà Sé thuộc xã Ca Lăng huyện Mường Tè, với dân số khoảng 3.000 người. Người Cống cư trú ở xã Can Hồ và Nặm Khao huyện Mường Tè, xã Thanh Chăn và Pá Thơm huyện Điện Biên, dân số khoảng 1.000 người. Người Si La cư trú ở xã Can Hồ huyện Mường Tè có khoảng 300 người. Người Phù Lá ở xã Phú Nhung, xã Mường Đun, cho thuê trang phục dân tộc truyền thống ở hcm huyện Tuần Giáo, dân số khoảng trên dưới 200 người. Người Lô Lô (tự gọi là Nhí Sư ở phố xã Giào San, huyện Phong Thổ có khoảng trên dưới 100 người. Như vậy những tộc người thuộc ngữ hệ Tạng – Miến ở Tây Bắc chỉ phân bố ở phía Bắc, tây Tây Bắc, nơi biên giới giữa tỉnh Lai Châu và Vân Nam (Trung Quốc). Và theo họ, miền Vân Nam chính là quê hương của tổ tiên họ. Hiện nay số dân trong nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến này có ngót 10.000 người, chiếm khoảng trên 1/3 dố người dân Thái ở Tây Bắc(3).
Vậy theo quan niệm của họ về sự phân chia ra thành hai ngành đen, trắng ở trong những nhóm dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến này thế nào?
Nhóm Thái Trắng phía Bắc (Lay – So – Chiên) – BTV.
Thật là phức tạ và cũng lý thú, những tộc người nói tiếng Tạng – Miến không có tên để gọi nhóm trắng, nhưng vẫn có khái niệm “khác với nhóm đen là nhóm trắng”. Người Thái hiện nay cư trú ở Mường Lay, Mường Tè, Phong Thổ được họ gọi theo tên người Hán đặt là Bạch tộc(4) theo lối phát âm của từng tộc người. Người Hà Nhì gọi người Thái là Pỉ tsù; người Cống gọi người Thái là Pỉ stàm; người Si La gọi người Thái là Bỉ – chiề… Đối với họ, những tên đó đều vô nghĩa vì nó là lối phát âm chệch của chữ “Pả tsủ” (bạch tộc) trong tiếng Hán vùng Vân Nam. Như vậy tên Bạch có thể do người Hán đặt ra (?). Người Hán còn gọi là người Hà Nhì là Di tsủ (Di tộc) và người Lô Lô là Pả Di (Bạch Di). Như vậy cái tên Di cũng có thể do người Hán đặt ra (?).
Người Bồ Khô Pạ (một nhóm địa phương của người Phù Lá ở miền Tây Bắc) gọi người Thái là jà. Trong sự phân biệt theo truyện cổ của người Hà Nhì “Hà Nhì mi chạ” cũng chép người Hán và Thái thành một nhóm gọi là Na-jà. Na-jà là một khái niệm chỉ những người khác tộc lớn hơn. Như vậy trong những nhóm Bạch đã có người Thái, Hán và một phần những tộc người thuộc hệ ngôn ngữ Tạng – Miến như Lô Lô… Song, có lẽ chủ yếu là người Thái thuộc lớp tổ tiên trực tiếp của người Thái Trắng. Trong tập tư liệu Giản sử dân tộc Di cũng đã có đoạn viết “… Ngôn ngữ người Ô Man không giống Bạch Man”. Hai ngôn ngữ này khác nhau rất lớn. Nếu như so sánh hai ngôn ngữ THái với các tộc người Tạng – Miến thì hẳn phải khác nhau nhiều rồi
Theo khái niệm của người Hà Nhì thì buổi đầu tiên ý nghĩa của sự phân chia đen, trắng là sự phân chia hai khu vực địa lý tiếp giáp nhau của hai khống cộng đồng tộc người. Mỗi bên là một quần thể người vốn có chung ngôn ngữ, một chế độ kinh tế, văn hóa,… Như ở đây có thể một bên là gười Thái và một bên là những tộc người trong hệ ngôn ngữ Tạng – Miến (?). Họ đã thể hiện khái niệm này qua đoạn mở đầu truyện thơ cổ “Hà Nhì mí cha” như sau:
…”người Hà Nhì sinh ra ở Na-ma-hà-mé
Xây dựng thôn trang ở Sfuy-à-coòng.
Ở đấy có cánh đồng ruộng lớn Ha-sa-tê-a-ma
…“Bên kia sông Ha Sa là đất của người Na-jà
Bên này sông Ha Sa là đất của người Hà Nhì”
Nếu như thời Lưu Tống (thế kỷ V Công nguyên) mới có tên Ô Man đông Thoán và Bạch Man tây Thoán, thời kỳ xuất hiện khái niệm ban đầu về đen, trắng của người Hà Nhì như đã dẫn ở đây chắc có sớm hơn. Vì khi có Ô Man ở phía đông và Bạch Man ở phía tây thì trong Di, Bạch đã lẫn lộn nhiều tộc người, không phải bên đen chỉ có người Hà Nhì và bên trắng chí có người Na-jà như quan niệm của người Hà Nhì.
Có lẽ thời kỳ xuất hiện Ô Man đông Thoán và Bạch Man tây Thoán có thể tương đương với thời kỳ đất Hà Nhì (cư dân nói tiếng Tạng – Miến) bị xáo trộn. Lúc dó:
…”Đất Hà Nhì làm ăn không được
Vì có cây nhô chề (cây đa thần thoại – TG) che khuất mặt trời
Người Hà Nhì phải cùng anh em Cống, La Hủ chặt nó đi,
Lúc cây nhô chề đổ xuống thì 12 cành của nó bay đi 12 vùng
Năm vùng người Thái ở rất đông.
Bảy vùng kia là đất Hà Nhì, Cống, La Hủ”
Vùng người Thái cũng được người Hà Nhì nêu rõ đặc điểm. Dưới đây xin nên từng vùng và so sánh với tư liệu người Thái như sau:
– “Mường So, Nà Lự (Ở đó có mỏ muối)”
Người Thái gọi đây là Mường So Luông thuộc khu Xíp Xoong Pắn Na (hay còn gọi là Xíp Xoong Pắn Ná Lự) (7).
“Mùng sử – Nhù sê (Mông tự, Mỏ trâu).
Người Thái vẫn gọi là Mường Tiêng, Chiêng Khem, Mường Tùng Hoàng và Mường Ôm, Mường Ai. Nếu như chuyện kể người Hà Nhì có câu: “Ở đây sinh ra nhiều trâu” thì người Thái cũng có câu:
…”Mường Ôm có mỏ trâu” (Mường Ôm mi bó quái)
Mường Ai có mỏ thóc”… (Mường Ai mi bó khảu)
– “Chiêng Mì, Mứn Hỏ…” “Ở đó có nhiều bông dệt vải Shop cho thuê đồ dân tộc thái đen và thái trắng
Người Thái gọi là Mường Chiềng Mì hay Mường Mì, Mường Mứn, Mường Hỏ.
– “Mường Lỉ, Mường So”… “Ở đó người ta đương chém giết nhau”
Người Thái gọi là Mường Là (Mường Lò). Mường So còn gọi là Mường Tiến nay là huyện Phong Thổ (Lai Châu).
-“Mường Bôm, Mường Bám” (?) … “Ở đó có nhiều ngựa”
Người Thái còn gọi là Mường Bôm hay Mường Bum nay thuộc huyện Mường Tè (Lai Châu).
Hết đoạn thơ, câu chuyện còn tiếp tục kể một đoạn dài nói về một giai đoạn chinh chiế.n liên miên giữa các nhóm người ở các địa phương trong đất Hà Nhì và Thái. Khi cuộc chin.h chiến chấm dứt thì tổ tiên “Người Hà Nhì, La Hủ… đã chỉ huy bin.h lính Thái tiến lên làm chủ đất nước Vân Nam và Mường Lay”.
“Tuy thế vùng đất đai rộng lớn này vẫn chia thành hai vùng đất đen, trắng rõ rệt. Vùng đen là đất của người Hà Nhì và La Hủ. Một bên là đất Na-jà”
“… Đất Hà Nhì có những tướn.g nổi tiếng như Ka-la-a-thư (hay còn gọi là Hà Nhì A-fùy) đóng ở Vân Nam. Người La Hủ có một nữ tướng tên là Pa Thổ Ma hay còn gọi là Pả Thoản Pì cũng đóng ở Vân Nam. Những quân lính tham gia dưới quyền chỉ hu.y của hai tướn.g này, ngoài người Hà Nhỉ La Hủ, còn có rất đông người Thái…”
“… Bên Na-jà có nhiều vàng. Có người Thái làm tướng, có vùng người Hán đứng đầu, lại có vùng cũng do người Hà Nhỉ, Cống làm Tướng. Như ở Mường Lay có tướng Hà Nhì là A-bồ-chu-quầy. Ở Mường So, Mường Là có tướng người Cống(?). Phần lớn bộ quân quân lín.h do các tướng Hà Nhì và Cống chỉ huy đều là người Thái ở Mường Tè, Mường Lay…”
Kết thúc câu chuyện về cuộc b.inh biến lớn này người Thái ở Mường Lay, Mường Tè và đưa người Thái tiến lên làm chủ đất này.
“… Trong một chuyến dân quâ.n lín.h từ Mường Tè ra Mường Lay, khi quay về tướng Hà Nhì là A-bồ-chu-quầy đã bị lính Thái giế.t chế.t ở dốc Mường Mô. Sau một người hà Nhì khác tên là A-ka-na-bú lên thay thế để chỉ huy quân lín.h khống chế toàn bộ Mường Lay, Mường Tè để đánh lại sức tấn công của người Hán. Shop cho thuê trang phục truyền thống dân tộc việt nam 54 dân tộc truyền thống việt Trận đánh thắng lợi, nhưng lập tức cũng bị lín.h Thái giế.t chế.tTừ đó lính Hà Nhì và Thái đã đánh phá nhau. Dân Hà Nhì, La Hủ, Cống và Thái nữa sợ quá chạy tan tác đi khắp nơi.
Bên kia Vân Nam, tướng Ka-la-a-thư (Hà Nhì) và nữ tướng Pả Thoản Pỉ hay Pa-thố-ma (La Hủ) cũng bị người Hán đánh bất ngờ nên phải chạy và hang đá. Được ít lâu hang đá đó tự nhiên khép kín lại…”
“… Về sau đất Mường Tè và Mường Lau người Thái đã đến ở…”.
Những đoạn kể chuyện của người Hà Nhỉ – La Hủ đã xác minh sự tham gia của người Thái cùng những nhóm dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến trong việc chiếm cứ miền tây Tây Bắc, miền tây nam tỉnh Vân Nam và sự phân chia vùng đất nàu thành hai khu vực địa lý một cách rõ ràng. Phải chăng đây là sự phản ánh một giai đoạn phân thành Đông Thoán Ô Man và Tây Thoán Bạch Man? Phải chăng đây là sự phản ánh một giai đoạn cực thịnh của một “nhà nước” mà trong các thư tịch cổ ở Trung Quốc cũng như Việt Nam gọi là nước Nam Chiếu.
Địa bàn cư trú của Nam Chiếu ở miền tây và tây bắc tỉnh Vân Nam, trung tâm là Đại Lý (Côn Minh), Nam Chiếu có 6 chiếu là Mông Tuấn, Việt Tích, Lãng Khung, Đăng Đạm, Thị Lãng và Mông Xá. Nửa thế kỷ VIII, chiếu Mông Xá cường thịnh chiếm 5 chiếu kia, dựng thành nước lớn dần dần hàng phục được nước Phiếu (Miến Điện), phát triển sang phía tây tới giáp Ấn Độ, tây bắc giáp Thồ Phồn (Tây Tạng). Phía Nam giáp miền Tây Bắc nước ta thời bấy giờ. Một vấn đề quan trọng, sự khẳng định của câu chuyện người Hà Nhì cho rằng đất Hà Nhì (nhóm đen) cũng như đất Na-jà (phía trắng) đều có người Thái. Nếu như câu chuyện này có thực thì rõ ràng Đông Thoán Ô Man ắt là đât Hà Nhì, có Thái Đen, phía Tây Thoán Bạch Man ắt là Thái Trắng(?).
Trong tập “Giản sử dân tộc Di” còn ghi: “Ô Man có tục hỏa táng, mặc đồ đen”.. “Bạch Man có tục giống người Hán…, mặc áo trắng”.
Tất cả các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến cư trú ở miền Tây Bắc hiện nay không có tục hỏa táng. Tục hỏa táng chỉ có ở người Thái Đen. Khi chết người Thái Đen đốt xác để linh hồn theo khói bốc lên trời với tổ tiên.
Người Hà Nhì,La Hủ và các dân tộc khác trong hệ ngôn ngữ Tạng – Miến cũng như người Thái Đen đều bận đồ đen riêng người Thái Đen việc ăn mặc đồ đen là một trong những đặc trưng của ngành.
Người Thái trắng ảnh hưởng phong tục tập quán của người Hán rất rõ nét. Đó là cách tính ngày tháng theo âm lịch (không theo lịch Thái) ăn Tết Nguyên Đán, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Xá Tội Vong Nhân, Trung Thu đó là một số lớn từ ngữ vay mượn trong thổ ngữ của vùng này. đó là hệ thống chức dịch của bộ máy thống trị của quý tộc Thái trắng ở miền Bắc cũng mang những tên hoàn toàn Hán (Xem tuần thứ tư…)
củ Lò Văn Khiêm ở bản tin tốc xã Mường Tùng huyện Mường Lay cũng nói rằng: “tổ tiên người Thái trắng là người Thay ở Xíp xong păn na nhưng vì ở gần người Hán nên có học được nhiều phong tục tập, quán của họ, biến nó thành của mình cũng vì lẽ đó nên có người Thái trắng hiện nay.
Ăn vận đồ trắng cũng là một trong những đặc trưng của người Thái trắng.
Căn cứ vào những bằng chứng ở trên quan niệm của người những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ tạm miến thấy rằng Thái trắng là một trong những thần thành phần của khối gạch men Tây toán. Họ đã đến thung lũng Mường Lay, Mường Tè tương đối sớm người Mường Lay đã xác nhận rằng xưa kia tổ tiên người Thái tự gọi là của Thay không phải của Tay như ngày nay. Nhóm phủ Thay tới đây ở cùng với người Pến gọi là (Hán Pên), Co, Uni.
Pến (Hán Pến) là tên chủ nhóm Lô lô pên ti (Lô lô bản địa). có hai có xung là tên người Thái gọi người La Hủ. Uni là tên người Thái gọi chệch tên Hà Nhì. Đó là những tên gọi cho đến nay vẫn còn phổ biến trong người Thái. Và như vậy Pến, Co, Uni thời xa xưa đó là những nhóm dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến.
Như trên đã trình bày tên người Thái tự gọi là Thay và Tay đều mang một nghĩa. Song, cần chú ý: tên Thay thường là tên người Thái Tây Bắc dùng để chỉ nhóm Thái ở vùng Xíp Xong Pắn Na, Thái Lan và một phần ở Lào. Họ còn được gọi là Thay Lự, Thay Pong, Thay Nhuồn (Duồn) thay Thay Sa-dam.
Người Thái Mường Lay cũng xác nhận rằng tổ tiên của họ cũng thiên di từ vùng sipsongpanna đến. Họ đã giành lấy đất này trong tay các thủ lĩnh người Uni, Pến. Chính vì thế người Thái mới đặt tên là Mường Lay (tiếng Thái: Lay nghĩa là đuổi) một địa danh mang đầy hàm ý “đuổi người chủ cũ đi để mình thay thế”.
Khoảng cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, một nhánh người Thái Đen do Tạo Chiêu cầm đầu đã thiên di từ Mường Thanh lên ở thung lũng Mường Lay, Mường Tùng. Tạo Chiêu được làm thủ lĩnh Mường Lay và do đó xã hội của bộ phận người Thái Trắng ở đây đã tổ
Đối với đất Phong Thổ, những diễn biến lịch sử của các tộc người ở đây có lẽ càng về sau càng tỏ ra êm dịu hơn. Có thể sau những cuộc binh đao giữa các bộ lạc rất xa xưa, vùng Mường So, Mường Lự (Bình Lư) đã trở lại yên ổn và cư dân người Thái đã vào cư trú cùng với người Màng.
Hiện nay có ý kiến cho rằng tộc danh Màng tức là Màng Là, tên gọi một ngành người Cống thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến hiện cư trú ở bản Tắc NGá (huyện Mường Tè). Màng Là còn có nghĩa là Mường Là (nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quố.c) giáp với huyện Phong Thổ của ta. Mường Là hiện có người Thái đồng thời có cả người Cống (ngành Màng Là).
Hồi đó bản Nà Ngọ (nay thuộc xã Bình Lư, huyện Phong Thổ) người Thái ở tương đối tập trung. Về sau, họ mới sang Mường So Luông bên Xíp Song Pắn Ná đón một người họ Lò về làm Tạo. Nhân đó một nhóm người Thái khác cũng theo về cư trú ở Mường So. Ông “tạo” Mường So Luông lấy con gái người Màng và sinh ra con cháu nối nghiệp cai quản đất Mường So. Cư dân Thái sau khi ồn định đã phát triển ngày một đông đúc. Qua nhiều năm khai phá, họ đã cùng các tộc anh em khác biến dần thành thung lũng Mường So, Mường Lự hoang vu thành ruộng đồng màu mỡ.
Từ Mường So, một số nhóm Thái lại tiếp tục thiên di theo các con suối xuống miền đất Than Uyên, Văn Bàn, hoặc thiên di sang miền đất đai thuộc lưu vực sông Hồng. Họ đi vào cả vùng Pa Kha (hay Pước Kha) tức huyện Bắc Hà tỉnh Hoàng Liên Sơn ngày nay. Rồi từ Pa Kha họ lại xuôi theo sông Hồng tới cư trú ở Mường Hạ, Mường Mù (Mai Châu – Hòa Bình). Bởi vậy người Thái ở Mai Châu mới có câu chuyện tổ tiên họ “đi thuyền da xuôi dòng sông Hồng từ Mường Hước, Pước Kha đến và họ tự nhận là “Tày Khào” (Thái Trắng).
Bây giờ còn một vấn đề rất nan giải cần bàn: vậy thời gian nào thì tổ tiên người Thái và Tạng – Miến đã có mặt ở khu Tây Bắc? và thời gian nào nơi đây chỉ có người Thái ở thung lũng làm ruộng nước?
Cũng căn cứ vào những tư liệu trên, thời gian có mặt tổ tiên hai nhóm Thái và Tạng – Miến có thể thấy rõ ràng hơn cả là lúc mà các thủ lĩnh người thuộc nhóm Tạng – Miến đã “bá chủ” cả miền Lai Châu và Vân Nam (như trong chuyện của người Hà Nhì, La Hủ). Đó là thời kỳ quốc gia Nam Chiếu đang trên đà phát triển tới cực thịnh khoảng thế kỷ VII – VIII. Thời gian chỉ có thể xảy ra khi tổ tiên người Thái lợi dụng sự tấn công mãnh liệt của các tập đoàn phong kiến Hán vào nước Nam Chiếu làm cho nó suy vong, khoảng các thể kỷ thứ IX – X trở đi.
Như vậy tổ tiên người Thái thuộc ngành trắng đã bắt đầu ổn định ở Mường Lay, Mường Tè. Từ đó về sau mới có những nhóm theo sông Đà thiên di tới ở Mường Chiên (Quỳnh Nhai) và Mường Chiến (xã Ngọc Chiến huyện Mường La). Thời gian tiến hành những đợt thiên di này phải xảy ra trước khi có nghành Thái Đen tới Nghĩa Lộ và vùng sông Đà, sông Mã thời thế kỷ thứ XI – XII, vì theo Quam Tô Mương (kể chuyện mường) của người Thái Đen thì khi họ tới nơi đã gặp nhóm Thái ở đây rồi.
Từ những tư liệu trên có thể nhận định tổng quát về nhóm Thái Trắng ở miền Bắc – Tây Bắc là một trong những nhóm Thái sau khi tách khỏi tộc người gốc (người Tày cổ) đã gia nhập nhóm “Bạch” gồm các tộc thiểu số, đặc biệt là những tộc người trong nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến cư trú ở miền thượng sông Đà, sông Nậm Na. Quá trình họ gia nhập nhóm “Bạch” cũng là quá trình mà tổ tiên họ di cư đến ở các thung lũng Mường Lay, Mường Tè và Phong Thổ trong khoảng những năm đầu thiên niên kỷ I Công nguyên.
Sau kho đã ổn định nơi cư trú ở các vùng thung lũng đó, có những bộ phận họ lại chuyển dịch theo các con suối và sông Đà tiến sâu hơn nữa xuống phía Nam Tây Bắc và các vùng lân cận khác ở nước ta.
1.2. Nhóm Thái Trắng phía Nam (Tấc – Sang) – BTV.
Cùng có tên gọi Thái Trắng, ở Tây Bắc còn có các nhóm hiện cư trú ở Mộc Châu và Phù Yên. Mộc Châu tên tiếng Thái là Mường Sang và Phù Yên tên tiếng Thái là Mường Tấc. Đây là vùng đất thuộc phía nam Tây Bắc, một khu vực Thái Trắng biệt lập hẳn với khu vực Thái Trắng ở phía bắc. Từ đó có vấn đề đặt ra vậy tại sao lại gọi là Thái Trắng?
Thái Mộc Châu là một nhóm Thái đã thiên di từ Là
Cho Thuê Trang Phục Dân Tộc Thái Đen và Thái Trắng
Cho Thuê trang phục dân tộc truyền thống hát ,múa, chụp ảnh, diễn kịch, quay phim, quay quảng cáo, quay game show
Cho Thuê Trang Phục Dân Tộc Thái Truyền Thống
Cho Thuê Trang Phục Dân Tộc Tày Truyền Thống
Cho Thuê Trang Phục Dân Tộc Mường Truyền Thống
Cho Thuê Trang Phục Dân Tộc Dao Truyền Thống
Cho Thuê Trang Phục Dân Tộc Chu ru Truyền Thống
Cho Thuê Trang Phục Dân Tộc Giáy Truyền Thống
__ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
KHI QUÝ VỊ INBOX CHO SHOP : “ Trong Vòng 3PHÚT mà không thấy Shop trả lời Thì Xin Quý Vị hãy Điện Thoại Trực Tiếp Cho Shop ạ “
KHI QUÝ VỊ CẦN HÌNH MẪU : “ nếu Shop Có Sẵn Hình Mẫu Trang Phục ,Shop sẽ gửi ....Còn Không Có Sẵn thì Xin Quý Vị Vui Lòng Đến Shop để Xem Trực Tiếp “
Quý Vị nào đã từng Thuê Trang Phục bên Shop thì biết .......” Shop Bị Kẹt Lịch Quay rất nhiều .”
Bởi vậy khi Shop và Quý Vị đã thống nhất với nhau về ( Ngày, Giờ đến Shop để Trao Đổi ,Hợp Đồng về việc THUÊ, MAY, MUA Trang Phục thì xin Quí Vị hãy ...Chính Xác Ngày, Giờ dùm Shop )......
Nếu Quý Vị Có Thay Đổi thì hãy Báo cho Shop biết sớm nhất có thể ...để Shop sắp lại lịch.
Đừng nhờ người khác đi thay mình nhé ! vì Họ cũng không giải quyết được gì......Quý Vị thể hiện ( Độ Máu Lửa và Sự Chân Thành của Quý Vị 1 ).....( Shop sẽ Đáp Lễ lại Quý Vị 10 )....
"Cảm Xúc , Trực Giác " sẽ quyết định có giao dịch thành công hay không nhé ! Thưa Quý Vị.
( HÃY THỬ ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI ĐỐI DIỆN ĐỂ CẢM NHẬN NHÉ )
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Nếu có Người Khách Hàng nào ...thích Trang Phục của Quý Vị đã Hợp Đồng với Shop rồi ...Cho dù Họ ( Đồng Ý Trả gấp 100 lần số tiền của Quý Vị đã Hợp Đồng với Shop ) Thì Shop Cam Đoan 100% với Quý Vị , Người Khách đó vẫn Không Lấy được Trang Phục của Quý Vị đã Hợp Đồng ....
Khi Quý Vị Đã Hợp Đồng : cho dù Shop có Bận gì đi chăng nữa ....Shop cũng sẽ cử người giao Trang Phục Cho Quý Vị đúng như "Ngày, Giờ đã Ký Kết Hợp Đồng" .....( gần 20 năm qua , Shop chưa Mất Uy Tín với bất kì Khách Hàng nào khi đã Nhận Hợp Đồng rồi mà không có Trang Phục để giao ).
( UY TÍN SẼ TẠO nên THƯƠNG HIỆU )
Sạch Sẽ thôi thì chưa đủ ( mà còn phải Thơm )
Sử dụng chất liệu mắc tiền ( may lên nhìn mới có giá trị )
May Form dáng chuẩn vì ( mỗi áo có số đo riêng không may theo kiểu rập khuôn hàng loạt ).
THÂN MẾN & TRÂN TRỌNG !_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
LIÊN HỆ:
(028) 3
0909. 3trăm. 3Trăm ( A Bờm .43 tuổi )...( không nhận
tin nhắn )
Đc : 197a/11 Tôn Thất Thuyết P3 Q4...( Sài Gòn )
Lưu Ý: ( Quý Khách vui lòng Đt hẹn giờ trước khi đến xem trang phục Vì Shop hay đi quay Game Show ).
trangphucthangbom@gmail.com